Đề xuất sinh viên đi làm thêm phải có giấy xác nhận của nhà trường?!
Chưa đầy nửa năm sau khi mở bán tại Philippines - thị trường quốc tế đầu tiên, mẫu xe điện cỡ nhỏ VinFast VF 3 vừa tiếp tục gây chú ý, khi chính thức đặt chân đến Indonesia; thông qua Triển lãm Ô tô Quốc tế Indonesia (IIMS) 2025.Tại "xứ vạn đảo", mẫu xe "hạt tiêu" nhà VinFast sẽ phân phối với duy nhất tùy chọn mua xe kèm pin. Mức giá niêm yết 227.650.000 IDR (tương đương khoảng 360 triệu đồng), cao hơn đáng kể so với cùng tùy chọn tại thị trường Việt Nam 322 triệu đồng) và thị trường Philippines (745.000 peso, tương đương 328 triệu đồng). Mặc dù vậy, với 1.000 khách hàng đầu tiên, hãng áp dụng thêm chương trình ưu đãi trị giá 7.850.000 IDR (tương đương khoảng 12 triệu đồng).Đáng chú ý, tương tự tại Việt Nam, VinFast cũng triển khai chương trình miễn phí sạc tại hệ thống trạm sạc của hãng do V-GREEN vận hành. Áp dụng từ nay đến hết 1.3.2028 đối với chủ xe VF 3 và hết ngày 31.12.2027 đối với chủ sở hữu các mẫu xe VF 5 và VF e34. Hãng xe Việt cho biết sẽ cùng V-GREEN đặt mục tiêu phát triển 30.000 cổng sạc VinFast trên toàn lãnh thổ Indonesia đến cuối năm 2025.Đặc biệt, cùng với 2 mẫu xe "đàn anh", đây cũng là lần đầu tiên VF 3 được bố trí tùy chọn tay lái nghịch nhằm tương thích với thị trường Indonesia. Các thông số và trang bị khác về cơ bản vẫn giống với VF 3 tại quê nhà Việt Nam.Cụ thể, mẫu mini-SUV này sở hữu kích thước các chiều dài, rộng, cao lần lượt 3.190 x 1.679 x 1.652 (mm), khoảng sáng gầm xe 175 mm. Thiết kế nổi bật với biểu tượng hình đôi cánh dang rộng ở đầu xe. VF 3 trang bị bộ mâm hợp kim kích thước 16 inch.Bên trong ca-bin, mẫu xe của VinFast bố trí 2 cửa với 4 ghế ngồi; gồm hai ghế riêng biệt ở hàng trước và một ghế đôi cho hành khách phía sau. Ngoài ra, xe nổi bật với màn hình giải trí cảm ứng cỡ lớn 10 inch, cùng cần gạt chuyển số sau vô-lăng.Ở khả năng vận hành, VF 3 sử dụng động cơ điện có công suất tối đa 43 mã lực và mô-men xoắn cực đại 110 Nm, bộ pin lithium-ion dung lượng 18,64 kWh, có thể di chuyển tới 215 km sau mỗi lần sạc đầy, khả năng sạc nhanh từ 10% - 70% trong 36 phút. VF 3 tăng tốc từ 0 - 50 km/giờ trong vòng 5,3 giây và đạt vận tốc tối đa lên đến 100 km/giờ.Tại Indonesia, VinFast áp dụng chính sách bảo hành hấp dẫn lên tới 7 năm hoặc 160.000 km cho xe (tùy điều kiện nào đến trước) và 8 năm không giới hạn km cho pin.Ngoài ra, xe cũng có nhiều tùy chọn màu khác biệt cho thị trường "vạn đảo". Cụ thể, ngoài các màu cơ bản thường thấy như trắng, đỏ và xám; mẫu mini-SUV của VinFast cũng có thêm màu đen (độc quyền tại thị Indonesia), cung cấp bốn tùy chọn hai tông màu gồm vàng, xanh lá, xanh dương và hồng phấn, tất cả đều kết hợp với nóc xe sơn trắng.Những chiếc VinFast VF 3 tay lái nghịch đầu tiên dự kiến sẽ được bàn giao đến khách hàng tại Indonesia từ tháng 4.2025. Như vậy, dù chỉ chính thức ra mắt lần đầu tiên từ tháng 8.2024, nhưng đây đã là thị trường quốc tế thứ 2 mẫu "xe hạt tiêu" thương hiệu Việt đặt chân đến.Tại Việt Nam, VF 3 đã ghi nhận thành công ngoài mong đợi với doanh số lũy kế năm 2024 đạt hơn 25.000 xe sau 5 tháng mở bán. Mẫu xe này cùng "đàn anh" VF 5 giúp VinFast ghi dấu một năm "bùng nổ" với lượng xe bàn giao đạt gần 87.000 chiếc.'Cánh tay phải' của Đại tướng Tổng tư lệnh ở Điện Biên Phủ
Tại hội thảo "Chuyển đổi xanh trong khu công nghiệp để phát triển bền vững Hải Phòng" diễn ra ngày 6.3 vừa qua, ông Dương Đình Ổn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng cho biết địa phương này muốn thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2026. Lãnh đạo thành phố xác định sàn giao dịch này là bước chuyển tiếp giúp chính quyền và doanh nghiệp tham gia vào thị trường carbon nội địa của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải khí nhà kính của Hải Phòng trong lộ trình tiến tới phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.Hải Phòng là "cái nôi" của doanh nghiệp sản xuất xe điện duy nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay - VinFast. Sàn giao dịch carbon tại Hải Phòng là điều kiện quan trọng giúp VinFast có thể thực hiện mục tiêu đạt 200.000 tỉ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế mà Chủ tịch HĐQT Vingroup đã đề ra tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của doanh nghiệp này. Ông Phạm Nhật Vượng tiết lộ mục tiêu hoàn toàn khả thi bởi VinFast có thể bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác. Trên thế giới, Tesla - công ty sản xuất xe điện và năng lượng sạch của Mỹ - đang dẫn đầu cuộc đua bán tín chỉ carbon xe điện. Theo Green Earth, báo cáo thu nhập mới nhất của Tesla cho thấy, doanh thu tín dụng carbon tăng vọt lên mức kỷ lục. Chỉ trong một quý, Tesla đã tạo ra 692 triệu USD từ việc bán các khoản tín dụng theo quy định, chiếm gần 30% thu nhập ròng của công ty. Trong cả năm 2024, con số đó tăng vọt lên 2,76 tỉ USD, phản ánh mức tăng kỷ lục 54% so với năm 2023. Đáng nói, doanh thu từ bán tín chỉ carbon đã "cứu" Tesla trong cả năm 2024 bởi thu nhập ròng của hãng xe điện này năm trước giảm tới 23%. Lượng xe giao cũng giảm nhẹ, củng cố mối lo ngại về nhu cầu thị trường thay đổi và cạnh tranh gia tăng.Thành công của Tesla trên thị trường tín dụng carbon bắt nguồn từ khả năng tạo ra tín chỉ phát thải bằng cách bán xe không phát thải. Các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu theo quy định, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc, phải mua tín chỉ để tránh bị phạt. Cụ thể, lộ trình giảm thải với phương tiện giao thông của Liên minh châu Âu (EU) quy định, từ năm 2025, mức phát thải carbon từ ô tô phải giảm gần 24% so với giai đoạn 2019 - 2023, xuống 93,6g CO2 trên mỗi km. Trong 10 hãng xe lớn nhất thế giới (trừ Tesla), có 9 nhà sản xuất không đạt tiêu chuẩn này, chuyên trang Carbon Credits thống kê. BMW, Kia, Stellantis cần cắt giảm 9 - 11%. Trong đó, các xe Volkswagen và Ford cách ngưỡng quy định xa nhất, ở mức 21%. Mua tín chỉ carbon là một giải pháp khi không đáp ứng được quy định giảm thải.Kể từ 2017, tổng thu nhập của hãng xe điện Mỹ từ các giao dịch tín chỉ tăng vọt lên hơn 10,4 tỉ USD. Các nhà sản xuất ô tô Stellantis, Toyota, Ford, Mazda và Subaru đang tham gia vào nhóm mua của Tesla. Trong khi đó, Mercedes hợp tác với Polestar, Volvo Cars và Smart.Chiếu từ câu chuyện của Tesla sang VinFast, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng (Trưởng ngành Quản trị kinh doanh, khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) nhìn nhận: Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. Năm 2024, doanh số xe điện đạt khoảng 97.000 chiếc, chiếm 17,6% tổng doanh số ô tô, tăng mạnh so với 8,6% năm 2023 và 2,2% năm 2022. Dự báo, doanh số xe điện tại Việt Nam sẽ đạt 65.000 xe vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 26% trong giai đoạn 2023 - 2032. Các hãng xe điện lớn như Tesla đã tận dụng tín chỉ carbon để tăng doanh thu. VinFast, hãng xe điện hàng đầu Việt Nam hoàn toàn nên xem xét tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy phát triển bền vững."Việc phát triển tín chỉ carbon trong ngành xe điện tại Việt Nam không chỉ là đem về nguồn lợi triệu USD, tỉ USD cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy chuyển đổi xanh. Dự án thí điểm của Selex Motors, triển khai 90.000 xe máy điện trong giai đoạn 2024 - 2028, dự kiến giảm khoảng 43.000 tấn CO₂ mỗi năm. Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang xây dựng thị trường tín chỉ carbon, dự kiến thí điểm từ năm 2025 và vận hành sàn giao dịch vào năm 2028. Việc tham gia thị trường này không chỉ tạo nguồn thu mới cho doanh nghiệp mà còn khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Đây mới là nguồn lợi thực sự lớn" - ông Trần Anh Tùng chỉ rõ.GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, VinFast nói riêng cũng như Việt Nam nói chung giờ mới đặt mục tiêu tham gia thị trường tín chỉ carbon là hơi trễ. Bởi, sau một thời gian Mỹ và các nước châu Âu siết chặt điều kiện về môi trường, các công ty xe điện truyền thống sử dụng động cơ đốt trong từ chỗ phải mua tín chỉ carbon để bù trừ, nay đã bắt đầu chuyển đổi cả mô hình lẫn công nghệ. Họ cũng thúc đẩy xe giảm thiểu phát thải, đưa ra nhiều loại hình xe sử dụng nhiên liệu sạch nên nhu cầu mua tín chỉ sẽ giảm dần. Một thị trường đầy tiềm năng và dư địa lớn là Trung Quốc thì các công ty xe điện của họ quy mô rất lớn, có thể tự "cân" được. Nhìn chung, VinFast sẽ chỉ còn dư địa lớn tại các thị trường lân cận mà VinFast đang phát triển rất mạnh như Indonesia, Philippines... và đặc biệt là thị trường trong nước. Những nhà sản xuất xe hơi trong nước, nhập khẩu xe của Toyota, Ford, có hãng xe ở Việt Nam cũng đang chịu áp lực chuyển đổi năng lượng, tăng hình thái xe sử dụng điện và họ sẽ là những khách hàng tiềm năng."Nhìn chung, để kỳ vọng việc bán tín chỉ carbon mang lại doanh thu tăng đột biến như Tesla thời gian qua thì khá khó khăn, tiềm năng thị trường không còn quá lớn như trước. Song, mục đích lớn nhất của việc bán tín chỉ carbon là giảm thiểu năng lượng phát thải, chuyển đổi xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, việc các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon là cần thiết, phải làm càng sớm càng tốt" - GS-TS Võ Xuân Vinh nhấn mạnh.Cũng theo vị chuyên gia này, đối với thị trường nước ngoài, chỉ cần các doanh nghiệp Việt có đầy đủ xác nhận về quy trình, tiêu chuẩn thì có thể tham gia ngay thị trường tự nguyện. Tuy nhiên, với thị trường nội địa thì cần sự hỗ trợ từ nhà nước về mặt định hướng, chính sách. Cụ thể, nhà nước cần đẩy nhanh quá trình hình thành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Theo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ tháng 6.2028, trước khi hoạt động chính thức từ năm 2029. Cần đẩy nhanh hơn nữa, rút ngắn lộ trình này. Sàn giao dịch này không chỉ đơn thuần hỗ trợ ngành xe điện mà sẽ là công cụ giúp Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.Song song, cần đặt ra áp lực rào cản về mặt pháp lý, áp dụng quy định yêu cầu các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải, về chuyển đổi xanh. Đây là kinh nghiệm qua những bài học thành công từ các nước. Doanh nghiệp nào không bắt kịp xu hướng, không thay đổi sẽ bị phạt, nếu không thì phải mua tín chỉ carbon. Mục tiêu không phải giúp doanh nghiệp bán tín chỉ kiếm lời mà là tạo sức ép cho các nhà sản xuất phải thay đổi công nghệ, mô hình kinh doanh, giảm phát thải. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng đề xuất thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Ngoài ra, cần ban hành các quy định yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu ô tô đạt tỷ lệ nhất định về xe không phát thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xe điện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn phát thải CO₂ bắt buộc đối với doanh nghiệp, yêu cầu mua tín chỉ để bù đắp lượng phát thải vượt mức cho phép, cũng là cần thiết. Hơn nữa, khuyến khích hợp tác quốc tế theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris sẽ thu hút đầu tư cho xe điện, giúp triển khai các dự án xe điện hiệu quả và bền vững. Đồng thời, cần cải thiện hạ tầng trạm sạc xe điện, giảm giá thành xe điện và nâng cao nhận thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch tuyên truyền và hỗ trợ tài chính. Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Nghiên cứu thị trường của Oto.com.vn, năm 2024, doanh số ô tô điện (EV) và hybrid (HEV) tại Việt Nam đạt 97.000 xe, chiếm 22% tổng thị phần xe du lịch. Trong đó, ô tô điện chiếm khoảng 90.000 xe và ô tô hybrid chiếm khoảng 7.000 xe. Tính đến cuối 2024, tỷ lệ xe xanh đạt 15 - 20% và dự báo con số này tiếp tục tăng lên 25 - 30% vào năm 2025.
Làm nông thức thời: Thức thời như ông Năm Đấu
Sáng 14.3, khách hàng đến Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC (đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM) đông hơn so với ngày trước đó. Do số lượng khách nhiều nên phía công ty hạn chế và chỉ bán mỗi người 1 chỉ vàng nhẫn. Cách đó vài bước, ở quầy bán vàng miếng SJC của công ty, có người xách túi, xách ba lô ngồi chờ.Ở quầy bán vàng, cũng khá đông người bán, ít thì vài lượng và nhiều lên đến 30 lượng. Vợ chồng ông N.D (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mang 5 lượng vàng miếng SJC bán chốt lời. Theo người vợ, số vàng này mua nhiều lần từ mức 70 - 80 triệu đồng/lượng, nay thấy giá 94,1 triệu đồng/lượng nên bán ra để mua nhà.Các đơn vị kinh doanh vàng bán ra vàng nhẫn với khối lượng nhỏ giọt. Hệ thống cửa hàng PNJ gần như không có vàng nhẫn bán cho khách hàng. Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) bán cho mỗi khách hàng 1 chỉ vàng và không có vàng miếng SJC để bán. Trong khi đó, hệ thống bán vàng trực tuyến của 4 ngân hàng thương mại gần như không "khớp lệnh". Đăng nhập vào hệ thống mua vàng trực tuyến của Agribank vào sáng 14.3, màn hình thông báo đặt lịch hẹn không thành công, chi nhánh đã nhận đủ số lượng khách hàng đăng ký mua vàng miếng trong ngày. Các ngân hàng khác cũng tương tự, gần như không đăng ký mua được. Trong khi đó, ghi nhận ở các tiệm vàng quanh khu vực chợ Tân Định (Q.1, TP.HCM), chợ Bến Thành (Q.1, TP.HCM) và chợ An Đông (Q.5, TP.HCM)… sáng ngày 14.3 gần như không có khách đến giao dịch.Giá vàng trong nước sáng 14.3 lên mức cao kỷ lục. Công ty Bảo Tín Minh Châu tăng giá vàng nhẫn thêm 1,3 triệu đồng mỗi lượng, mua vào lên 94,85 triệu đồng, bán ra 96,3 triệu đồng - đây là mức giá cao nhất trên thị trường hiện nay. Kế đến là Công ty Phú Quý có giá mua vào vàng nhẫn 94,7 triệu đồng, bán ra 96,2 triệu đồng. Tập đoàn Doji mua vàng nhẫn 94,8 triệu đồng, bán ra 96,1 triệu đồng. Công ty SJC mua 94 triệu đồng mỗi lượng vàng nhẫn, bán ra 95,6 triệu đồng… Giá vàng miếng SJC tại các đơn vị kinh doanh vàng mua vào với mức 94,1 triệu đồng, bán ra 95,6 triệu đồng.Giá vàng trong nước đang ở mức cao kỷ lục. So với đầu tuần, vàng miếng SJC đã tăng 2,5 triệu đồng/lượng và nâng mức tăng so với đầu năm lên 11,4 triệu đồng/lượng, tương đương tăng giá 13,5%. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng tăng 2,5 triệu đồng/lượng trong so với đầu tuần, nâng mức tăng lên 12,1 triệu đồng/lượng so với đầu năm, tăng 14,4%.Giá vàng trong nước biến động theo kim loại quý thế giới. Trưa 14.3, vàng thế giới đã tăng thêm 3 USD/ounce so với mức đầu ngày, lên 2.993 USD/ounce. Giá vàng thế giới đang tiến sát 3.000 USD/ounce được nhiều chuyên gia, tổ chức thế giới dự báo trước đó. Như vậy chỉ trong 1 tháng trở lại đây, vàng thế giới đã tăng giá 106 USD/ounce, tương đương tăng thêm 3,7%. Vàng đã tăng giá 820 USD/ounce trong vòng 1 năm trở lại đây, tương đương 37,8%.Trước đà tăng mạnh của vàng trong và ngoài nước, chuyên gia Dương Anh Vũ cảnh báo những người mua vàng thời điểm hiện nay cần thận trọng khi giá đạt mức cao kỷ lục, coi chừng mua vào đúng đỉnh. Giá vàng thế giới đang xác định xu hướng tăng giá và hướng đến mức 3.040 USD/ounce. Tuy nhiên, kim loại quý còn phụ thuộc vào diễn biến giải quyết xung đột Đông Âu. Diễn biến thương chiến giữa Mỹ và các quốc gia khác một lần nữa tác động đến tâm lý của giới đầu tư, khi Mỹ chính thức áp mức thuế 25% với các sản phẩm Canada. Đáp lại, Canada cũng trả đũa với sắc thuế có tác động lên lượng hàng hóa trị giá 30 tỉ USD của Mỹ. Không những thế, châu Âu cũng đe dọa có động thái tương tự nếu chính quyền Washington áp thuế lên hàng hóa khu vực này. Căng thẳng của thương chiến đang khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng lạm phát leo thang, một yếu tố mang tính hỗ trợ cho giá vàng. "Trong trường hợp giá vàng thế giới tăng vượt mức 3.000 USD/ounce, khả năng giá trong nước sẽ xuất hiện mức giá 98 triệu đồng/lượng", ông Dương Anh Vũ cho hay.
Mâm xe đa chấu vẫn là loại kích thước 18 inch nhưng đã được thiết kế lại và phối 2 tông màu
Nhan Phúc Vinh kết đôi với ‘người mới’ trong ‘Duyên’
Chiều 17.1, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM phối hợp Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia khoa học về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech) hướng đến phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM. Theo TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, tinh thần chung là Trung tâm tài chính quốc tế phải có những chính sách đột phá để thúc đẩy các lĩnh vực mới phát triển nhưng phải quản trị được rủi ro. Trong đó tiền mã hóa phải có những quy định cụ thể, có văn bản pháp lý khả thi trong khi lĩnh vực này ẩn chứa nhiều rủi ro như rửa tiền, tội phạm công nghệ... Tương tự, việc xây dựng cơ chế sandbox cần phải được đặt ra đối với giải pháp công nghệ hỗ trợ tuân thủ quy định cho các lĩnh vực tài chính, ngân hàng; công nghệ chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tiếp cận vốn như thế nào? Hay cơ chế chính sách, lộ trình phát triển sản phẩm, giao dịch liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa như thế nào? Việc phát hành, sở hữu và giao dịch các token sẽ ra sao... là những vấn đề cần có ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để làm cơ sở trình dự thảo lên Chính phủ. Ông Đức Trần - quỹ đầu tư IDG Capital VN khẳng định, có một làn sóng Blockchain hóa mọi ngành nghề trong đó, Fintech là ngành có ứng dụng công nghệ này mạnh mẽ nhất trong thời gian qua. Xu hướng phát triển công nghệ Blockchain hay Fintech là tất yếu nên cách tiếp cận là vừa làm vừa xếp hàng để tiết kiệm thời gian. "Trước đây Việt Nam cũng đã có những thử nghiệm như cổng thanh toán trung gian/ví điện tử và đã có nhiều đơn vị tham gia. Trong quá trình thực hiện thị trường cũng có sự thanh lọc. Từ kinh nghiệm có thì thấy thời gian thực hiện sandbox cho nhiều lĩnh vực mới trong khoảng 2 năm là hợp lý. Các cơ chế thử nghiệm phải độc lập với hệ thống tài chính, ngân hàng hiện tại; phải đảm bảo hệ thống kết nối được với quốc tế và phải khai thác được lợi thế hiện tại của Việt Nam như dân số trẻ, nhiều kỹ sư, ham học và khai thác được khoảng 8 triệu tài khoản tiền mã hóa hiện có", vị này nói. Ông Đức Trần nhấn mạnh: Về mặt kỹ thuật, công nghệ lập sàn giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa khá đơn giản nhưng cái khó là cho bao nhiêu sàn? Ai là đơn vị quản lý sàn? Lợi thế của đồng tiền mã hóa là vô danh nhưng nếu kiểm soát một sàn tập trung thì mọi người có tham gia không? Ví dụ nhà nước lập 1 sàn, cho 2 sàn tư nhân và 1 sàn quốc tế thì được không? Luật sư Trần Anh Đức - A&O Shearman, thông tin nhiều công ty nước ngoài đã và đang quan tâm tìm hiểu đến Fintech tại Việt Nam như có được mở sàn giao dịch tiền mã hóa, tài sản mã hóa hay không? Người Việt Nam có được mở tài khoản không? Công ty nước ngoài có được mở ngân hàng số, tài khoản số được không? Ví dụ công ty taxi có nhu cầu cần giải pháp đột phá về thanh toán tiện lợi để người dùng mở tài khoản trực tiếp với công ty thì hiện nay không làm được. Công ty nước ngoài có xin được giấy phép mở trung gian thanh toán hay không? Hơn nữa, một vướng mắc lớn nhất là tài sản số chưa được công nhận. Cũng như điểm chung của các trung tâm tài chính quốc tế là không kiểm soát ngoại hối gồm chuyển tiền, chuyển đổi tự do tiền VND sang ngoại tệ khác trong khi Việt Nam vẫn đang kiểm soát chính sách này. Vậy liệu có thể lập sandbox cho các vấn đề này hay không khi TP.HCM có Trung tâm tài chính quốc tế...